Da bị cháy nắng là hiện tượng thường gặp khi mùa hè tới. Nền nhiệt tăng cao, ánh nắng gay gắt khiến da gặp nhiều tổn thương nếu không được bảo vệ kỹ lưỡng.
Nguy hiểm hơn, bạn có thể gặp phải các bệnh như chàm, bạch biến, ung thư,... Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chữa trị nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!
Thủ phạm khiến da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương sau khi tiếp xúc với nắng gắt trong thời gian dài. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy nhiều mảng đỏ trên da kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy, bong tróc da,...
Các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp và làm giảm chất lượng công việc, cuộc sống.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi da tiếp xúc với ánh nắng, sắc tố da melanin được gia tăng nhằm hấp thụ ánh sáng để bảo vệ da khỏi tia tử ngoại.
Do đó, bạn phơi nắng càng lâu, melanin sinh ra càng nhiều làm da sạm đen. Trong nhiều trường hợp, da xuất hiện nhiều vết đồi mồi, chân nám, tàn nhang,...

Tia UVB được cho là thủ phạm đầu tiên và xuất hiện nhiều nhất khiến da bị cháy nắng sạm đen. Các chuyên gia cho rằng, tia UVB ở thời điểm trước 9 giờ sáng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, sau 12 giờ trưa, UVB lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da. Ban đầu là cháy nắng, sạm màu, nguy hiểm hơn là ung thư da.
Tia UVA cũng là một trong những tác nhân làm da bị cháy nắng khi nó có thể đi sâu vào tầng hạ bì và tiêu huỷ collagen.
Theo các chuyên gia, một trong các công dụng của collagen là dưỡng chất giúp duy trì làn da bóng khỏe, mịn màng. Vì vậy, tia UVA khiến da mất đi độ đàn hồi và đẩy nhanh quá trình lão hoá (nếp nhăn, vết nám,...). Lúc này, việc phục hồi da khó khăn hơn rất nhiều.
Dấu hiệu nhận biết khi da bị cháy nắng
Những chuyến đi biển ngày hè hay khi ra đường mà không có đồ bảo hộ, da bị cháy nắng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu sau đây:
- Da bị đỏ ửng: Tia UVA, UVB tác động trên da khiến mao mạch bị giãn hoặc vỡ ra. Vì vậy, da trở nên đỏ ửng khi tiếp xúc quá lâu.
- Da không đều màu: Sắc tố melanin có nhiệm vụ bảo vệ da. Vị trí nào bị ảnh hưởng bởi ánh nắng, sắc tố này sẽ tập trung nhiều ở đó nên bạn có thể thấy da trở nên không đều màu.
- Da phồng rộp: Da bị cháy nắng quá nặng có thể xuất hiện hiện tượng phồng rộp kèm theo mủ trắng. Khi gặp triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh nhiễm trùng da.
- Da xuất hiện nhiều nếp nhăn: Nếp nhăn trên da là dấu hiệu đầu tiên của quá trình lão hoá trên cơ thể. Elastin, collagen khiến da kém săn chắc và không thể đàn hồi. Để cải thiện nếp nhăn, bạn có thể bổ sung các sản phẩm bổ sung Collagen tốt nhất, ví dụ như các loại viên uống Collagen đang được ưa chuộng.
- Da khô sạm, bong tróc: Tia UV ở cường độ cao có thể khiến da bị mất nước nghiêm trọng và phá huỷ lớp biểu bì. Lúc này, da có có dấu hiệu bong tróc, khi chạm vào vô cùng khô ráp.

Cách chữa da bị cháy nắng từ chuyên gia
Tình trạng da bị cháy nắng được đánh giá là mức bỏng nhẹ nhất. Mặc dù vậy, nếu xử lý sai cách thì bỏng nắng có thể để lại sẹo và làm hỏng mỹ quan trên cơ thể. Dưới đây là một số cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày mà bạn có thể tham khảo.
1. Làm dịu ngay vùng da bị cháy nắng
Sử dụng đá lạnh để làm dịu da là cách làm được ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể dùng khăn sạch bọc đá và thoa lên vùng da bị cháy. Việc này giúp da được cấp nước và cân bằng lại nhiệt độ. Ngoài ra, tắm nước chè xanh hoặc giấm trắng cũng là một phương pháp được dân gian truyền lại.
2. Đắp mặt nạ cho vùng da cháy nắng
Một số nguyên liệu thiên nhiên chứa nhiều vitamin, khoáng chất,... có tác dụng phục hồi da rất hiệu quả. Việc bạn cần làm là đắp chúng lên vùng da đang bị tổn thương đều đặn mỗi tuần.
- Gel nha đam (lô hội): Gel nha đam đã quá nổi tiếng với công dụng dưỡng ẩm, làm mát da và hỗ trợ chữa bỏng. Để làm được điều này là nhờ vào các thành phần C-glucosyl, enzym bradykinase, axit salicylic,..
- Mặt nạ cà chua: Cà chua có chứa một lượng lớn dưỡng chất, bao gồm: Vitamin E, vitamin C, sắt,... giúp làm dịu các cơn đau rát và bổ sung thêm nước cho da cháy nắng lâu ngày.
- Mặt nạ dưa leo: Dưa leo chứa nhiều vitamin C và lượng nước chiếm tới 95% nên các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng mặt nạ này để cải thiện làn da bị cháy nắng.
- Mặt nạ sữa chua: Sữa chua là sự kết hợp của các loại vitamin nhóm B giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và nuôi dưỡng làn da. Bên cạnh đó, thành phần axit lactic có công dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt là khi da bị cháy nắng sạm đen.
- Mặt nạ khoai tây: Khoai tây là một loại củ chứa hàm lượng vitamin (E, A, B1, B2) dồi dào. Đây đều là các dưỡng chất làm mềm và cấp nước cho da khi bị bong tróc, đỏ ửng.
3. Thoa kem dưỡng ẩm
Các mỹ phẩm dưỡng ẩm có nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng đều chung mục đích đem đến làn da mịn màng, hỗ trợ da làm lành các tổn thương do tia UV.

Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn kem dưỡng ẩm bởi một số loại có thể chứa chất bảo quản, chất tạo mùi gây kích ứng trên da. Hãy chú ý tới bảng thành phần in trên bao bì sản phẩm nhé!
4. Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây
Các tia tử ngoại khi tiếp xúc với da đủ lâu sẽ làm da mất nước và trở nên khô ráp. Vì vậy, uống nhiều nước là cách chữa cháy nắng đơn giản và nhanh chóng nhất.
Các chuyên gia cho rằng, trái cây chứa nhiều loại vitamin nên ngoài nước lọc thông thường, hãy bổ sung nước ép từ các loại trái cây để làn da khỏe mạnh mỗi ngày.
Ngoài ra, bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng da trắng sáng khỏe mạnh với top 10 viên uống trắng da tốt nhất thị trường.
5. Bảo vệ da trong quá trình hồi phục
Bên cạnh việc xử lý các vùng da bị cháy nắng bằng các cách kể trên thì bạn cần bảo vệ cả trong quá trình điều trị. Điều này có thể giúp da khoẻ hơn và phục hồi nhanh chóng.
- Tránh ra ngoài đường trong khoảng từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian này là thời điểm nhiệt độ và tia UV ở mức cao nhất.
- Nếu cần phải ra đường, bạn nên trang bị cho mình áo chống nắng, kem chống nắng, kính râm. Chúng có thể giúp bạn tránh sự tác động của tia tử ngoại đấy!
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là giải pháp bảo vệ da an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, uống đủ nước giúp các cơ quan nội tiết trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
- Như đã đề cập ở trên, các loại trái cây giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho da và sức khoẻ tổng thể. Hãy uống nước ép trái cây mỗi ngày giúp làm chậm quá trình thoái hoá tự nhiên của cơ thể.
- Đối với người đang điều trị bệnh tiểu đường hay các bệnh về hệ tiêu hoá, các loại thuốc được kê có thể khiến da nhạy cảm và dễ bị cháy nắng hơn người bình thường. Vì vậy, hãy xin ý kiến từ bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc.
- Nếu da của bạn xuất hiện đầy đủ các triệu chứng kể trên hoặc các cách trên không có hiệu quả, hãy đến bệnh viện da liễu để được khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất!
Da bị cháy nắng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, hãy chú ý bảo vệ làn da trước khi ra nắng nhé! Chúc các bạn luôn có làn da khỏe đẹp!
Có thể bạn đang quan tâm: Top 10 viên uống xóa nám, tàn nhang tốt nhất trên thị trường.