featured-da-bi-kho

Nguyên nhân khiến da bị khô và cách trị da khô ở từng vị trí

Tác giả: 
Vũ Kim Xuân
vu-kim-xuan
Vũ Kim Xuân
Biên tập viên
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM
Viết và biên tập nội dung các chủ đề về sức khỏe, dinh dưỡng và làm đẹp.
Tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chuyên ngành báo chí, hơn 4 năm làm việc cho các trang báo tại Việt Nam, chuyên phụ trách viết về lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp. Kim Xuân hiện đang làm biên tập nội dung cho các bài viết của website heluva.vn.
Thông tin kiểm chứng bởi: 
Trương Thị Mỹ Trang
truongthimytrang
Trương Thị Mỹ Trang
Bác sĩ tư vấn y khoa
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội tổng quát
Bác sĩ Trương Thị Mỹ Trang, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hạnh, đồng thời là cố vấn chuyên môn cho Công ty TNHH Heluva.
Cập nhật ngày 10/03/2021

Da bị khô không những khiến chúng ta đau, ngứa, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm mất đi sự tự tin. Tệ hơn nữa, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, da bị khô có thể trở nên yếu, dễ nhiễm trùng và dẫn đến viêm da. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết các nguyên nhân khiến da bị khô cũng như cách trị khô da ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Nguyên nhân khiến da bị khô

Da bị khô thường là kết quả của việc các tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi ở da hoạt động kém hiệu quả, không tiết ra đủ dầu giúp giữ ẩm và làm mềm ra. 

Bên cạnh đó, màng lipid ở lớp biểu bì da hoạt động như một lớp áo giáp, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất nước quá mức. Khi màng lipid bị tổn thương, da có nguy cơ mất độ ẩm cao hơn, các nhân tố giữ ẩm cũng dễ dàng mất đi, dẫn tới khô da.

Nguyên nhân dẫn tới da bị khô có thể xuất phát từ các tác nhân bên ngoài lẫn các nhân tố bên trong. Tình trạng và mức độ khô da của một người có thể là kết quả cộng hưởng của hai hoặc nhiều yếu tố cùng lúc.

1. Các nguyên nhân bên ngoài

Yếu tố môi trường

  • Thời tiết khắc nghiệt: Trời quá nóng, quá lạnh hoặc độ ẩm trong không khí xuống thấp đều làm tổn thương da, làm da bị khô.
  • Các thay đổi theo mùa: Chúng ta có xu hướng bị khô da nhiều hơn khi tiết trời chuyển lạnh. Đột ngột di chuyển tới một nơi có khí hậu khác hẳn, không khí khô hơn cũng là nguyên nhân làm da bị khô.
  • Tia UV: Tia UV trong ánh nắng mặt trời là kẻ thù của làn da. Chúng khiến độ ẩm trong da biến mất nhanh chóng, làm da khô ráp, khó chịu.
da nhay cam 1

Phương pháp chăm sóc da

Sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa cao, chứa nhiều hương liệu hoặc thường xuyên chà xát da quá mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da mà rất nhiều người mắc phải.

Xem thêm: Bật mí cách chăm sóc da khô tại nhà giúp da mềm mịn, tươi trẻ

Tắm nước nóng thường xuyên

Vào những ngày trời lạnh hoặc sau một ngày mệt mỏi, tắm nước nóng khiến chúng ta dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu tắm nước nóng trong thời gian lâu hoặc nước quá nóng đều làm da bị khô do mất đi lượng ẩm tự nhiên.

Tiếp xúc với các chất hóa học

Một số công việc đặc thù yêu cầu thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất hoặc phải rửa tay thường xuyên như thợ làm tóc, bác sĩ, điều dưỡng,... cũng khiến da bị khô.

Quần áo thô cứng

Trang phục bằng chất liệu thô cứng, dày dặn dẫn tới không thoải mái khi mặc, cọ xát nhiều vào da làm da bị tổn thương, trở nên khô hơn.

2. Các nguyên nhân bên trong

Tuổi tác

Theo thời gian, hoạt động của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi giảm khiến da bị khô hơn. Tuổi tác cũng tỉ lệ nghịch với lượng collagen và HA vốn chịu trách nhiệm cho làn da căng bóng, mịn màng.

tuoi tac lam da kho

Thay đổi nội tiết tố

Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, nhất là phụ nữ mang thai, đang bước vào giai đoạn mãn kinh / tiền mãn kinh… rất dễ bị khô da.

Các vấn đề về sức khỏe

Da khô cũng có thể là kết quả của một số tình trạng về da như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã hoặc bệnh vảy nến,... Ngoài ra, người mắc các bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giáp cũng có nguy cơ da bị khô cao hơn.

Yếu tố di truyền

Phần lớn loại da được quyết định bởi di truyền nên nếu trong gia đình bạn có người sở hữu làn da khô thì khả năng cao là da bạn cũng vậy.

Chế độ ăn uống

Các vitamin như A, B12, C, E và vi khoáng tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng với sức khỏe da. Thiếu chúng, da dễ bị sạm màu, khô, bong tróc, nứt nẻ. Không bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần cũng khiến da bị khô, thiếu sức sống.

Khô da và những triệu chứng thường gặp 

Tùy theo nguyên nhân cũng như mức mức độ nghiêm trọng, khô da có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau:

Da bị mất đi quá nhiều độ ẩm dẫn đến thô ráp, dễ hình thành nếp nhăn, giảm độ đàn hồi, trở nên nhăn nheo, sần sùi như da rắn, những dấu hiệu lão hóa ngày càng rõ trên bề mặt da.

Ở mức độ nặng hơn, da bắt đầu kết vảy, sau đó bong tróc, lột da. Tình trạng này diễn ra quá thường xuyên có thể làm da tổn thương, dễ bị xây xát, chảy mủ, nhiễm trùng.

trieu chung da kho

Ở các vùng có lớp biểu bì dày như ngón tay, gót chân, tình trạng da bị khô có thể hiển thị bằng các vết nứt nẻ, khô ráp, thậm chí chảy máu. 

Người có da bị khô cũng thường có cảm giác căng da, châm chích, ngứa. Những ngày trời lạnh và khô, cảm giác này có thể chuyển thành đau.

Cách trị da bị khô ở từng vị trí trên cơ thể

Da bị khô gây nhiều khó chịu nhưng lại không quá khó để chăm sóc. Tùy theo vị trí da bị khô mà cách điều trị sẽ khác nhau đôi chút:

1. Cách trị da mặt khô / cách trị nẻ mặt

Làm sạch da mặt bị khô đúng cách: Các sản phẩm dùng cho da bị khô phải là sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng, không chứa cồn và hương liệu. Sau khi làm sạch cần cân bằng lại độ pH và độ ẩm bằng toner và serum.

Sử dụng các mỹ phẩm dưỡng ẩm: Đối với da mặt khô, các sản phẩm dạng kem sẽ hiệu quả hơn dạng nước. Bên cạnh đó, nên ưu tiên các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa Hyaluronic Acid, Urea, Lactate và Ceramides. 

Mặt nạ thiên nhiên giúp trị da mặt bị khô: Các loại mặt nạ đơn giản từ mật ong, bơ, nha đam hoặc bột yến mạch sẽ rất có ích cho những người có da bị khô.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Để bổ sung lượng ẩm cho da khỏe mạnh, không bị khô.

Tránh các tác nhân gây hại cho da mặt: Có thể kể đến như tia UV, ánh sáng xanh từ điện thoại, laptop, ô nhiễm từ môi trường, rượu bia, thuốc lá,...

Xem thêm: Bật mí cách chăm sóc da khô tại nhà giúp da mềm mịn, tươi trẻ

2. Cách trị da tay bị khô

Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho da tay: Luôn mang theo bên mình một tuýp kem dưỡng ẩm và thường xuyên thoa sẽ giúp cung cấp và duy trì độ ẩm cần thiết cho tay.

da kho 2

Đeo găng tay khi tiếp xúc với chất tẩy rửa: Đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất như xà bông, nước rửa chén, thuốc tẩy và các hóa chất khác sẽ giúp bảo vệ tay, hạn chế khô da, đồng thời tránh làm tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn.

Trị khô da tay từ thiên nhiên: Dầu dừa, mật ong, bột yến mạch, và nha đam là những nguyên liệu thiên nhiên vô cùng hiệu quả trong việc dưỡng ẩm da tay, giúp lấy lại làn da mềm mại.

3. Cách trị nứt gót chân

Các vết nứt ở gót chân do khô da quá mức có thể gây ra đau đớn, đồng thời khiến bạn mất tự tin. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, dễ dàng tìm thấy trong nhà bếp, 6 cách dưới đây sẽ giúp bạn tạm biệt nứt gót chân:

Cách chữa nứt gót chân bằng dầu dừa

Sau khi rửa sạch chân, ngâm chân vào thau nước ấm với một chút muối khoảng 10 phút. Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, xoa đều khắp vùng chân bị nứt nẻ, mát-xa nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong dầu dừa thẩm thấu vào da, đồng thời kích thích máu lưu thông. Kiên trì thực hiện 2 - 3 lần / tuần, các vết nứt gót chân sẽ giảm rõ rệt đấy!

Cách trị nứt gót chân bằng dầu mè

Nếu không có sẵn dầu dừa, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng dầu mè (vừng). Dầu mè chứa các chất dưỡng ẩm tự nhiên và loại bỏ các tế bào chết nên cho hiệu quả trị nứt gót chân cũng rất đáng kinh ngạc.

Cách trị nứt gót chân bằng chanh

Chanh từ lâu đã nổi tiếng với khả năng tẩy tế bào chết, làm mịn và sáng da. Cách trị nứt gót chân với chanh cũng rất đơn giản: Làm sạch và mềm chân với nước ấm rồi dùng nửa quả chanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng gót chân bị nứt, sau đó xả sạch lại với nước.

tri nut got chan bang chanh

Cách trị nứt gót chân bằng mật ong

Ngoài là một chất chống viêm, kháng khuẩn, mật ong cũng là một chất dưỡng ẩm tuyệt vời như vitamin E, giúp trả lại cho bạn gót chân mềm mại đấy. Để trị da bị khô quá mức dẫn đến nứt gót, hãy kiên trì thoa một ít mật ong lên gót chân và mát-xa nhẹ nhàng mỗi 2 lần / tuần bạn nhé!

Cách trị nứt gót chân bằng Baking-soda

Natri bicarbonat và các khoáng chất trong Baking-soda có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ tế bào chết, giúp bạn hoàn toàn có thể trị nứt gót chân tại nhà. Để thực hiện, hòa 3 thìa cà phê baking soda vào khoảng 4 lít nước ấm và ngâm chân. Sau khoảng 15 phút, chà bỏ lớp da chết bằng một miếng bọt biển hoặc bàn chải mềm và thoa nhẹ một lớp kem dưỡng để làm mềm da.

Cách chữa nứt gót chân bằng chuối

Bên cạnh cách dầm phần thịt chuối với mật ong, bơ hoặc bột yến mạch và đắp lên gót chân bị nứt, bạn cũng có thể tận dụng vỏ chuối để làm tẩy tế bào chết tự nhiên cho gót, giúp gót mềm và mịn hơn.

Ngoài những cách trên, thay đổi thoái quen sinh hoạt và bổ sung các loại collagen tốt nhất cùng vitamin và khoáng chất giúp hạn chế tình trạng khô da ở cơ thể.

Cách phòng ngừa da bị khô hiệu quả

Phòng bệnh lúc nào cũng dễ hơn chữa bệnh. Vậy nên hãy chú ý bảo vệ làn da trước khi chúng bắt đầu “kêu cứu” bằng những cách sau:

Chống nắng khi ra ngoài: Hãy bảo vệ làn da khỏi các tia bức xạ có hại bằng áo dài tay, mũ rộng vành, găng tay và cả khẩu trang. Kem chống nắng dịu nhẹ, có phổ rộng, được bổ sung các thành phần dưỡng ẩm cũng sẽ là người bạn thân thiết trong những ngày nắng.

Giảm thời gian tiếp xúc với nước nóng: Tránh tắm nước quá nóng và chỉ nên tắm khoảng từ 5 - 10 phút, đồng thời tránh chà xát mạnh tay. 

Dưỡng ẩm sau khi tắm: Dưỡng ẩm sau khi tắm sẽ giúp làm mềm da, duy trì độ ẩm và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thiết bị điều hòa không khí và máy sưởi có thể làm độ ẩm trong không khí giảm quá mức. Lúc này, một máy tạo độ ẩm sẽ giúp duy trì lượng ẩm cần thiết để da không bị khô.

Sử dụng mỹ phẩm không gây kích ứng da: Ưu tiên các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, dịu nhẹ, bổ sung các thành phần dưỡng ẩm và khóa ẩm. Tránh sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, chứa gốc cồn, hương liệu, màu nhân tạo vì chúng có thể khiến màng lipid bị tổn thương, dẫn tới da bị khô.

Mặc quần áo có chất liệu thoải mái: Cotton, lanh, lụa, linen là những chất liệu tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện với da, không gây kích ứng hay làm trầm trọng thêm các vấn đề về da.

Uống đủ nước mỗi ngày: Cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần sẽ giúp nuôi dưỡng và duy trì làn da ẩm mượt căng bóng từ sâu bên trong. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây, các loại rau củ quả mọng nước và cả từ nước canh, nước súp trong bữa ăn.

uong nuoc tranh kho da

Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi từ bơ, các loại hạt, các loại cá béo cũng như vitamin A, C, E sẽ giúp nuôi dưỡng làn da tốt hơn.

Ngoài những dưỡng chất trên, sử dụng thêm những thưc phẩm được chiết xuất từ nhau thai cừu, sữa ong chúa, collagen để giúp da giữ ẩm và cải thiện độ đàn hồi cho da.

Da bị khô thường yếu, dễ hình thành nếp nhăn và nhanh lão hóa hơn so với da thường. Tuy nhiên, khi đã hiểu rõ nguyên nhân và chú ý chăm sóc tốt, bạn hoàn toàn có thể sở hữu làn da căng mịn và tươi trẻ lâu dài.

Các loại sẹo thường gặp và cách làm mờ sẹo bạn nên biết
Sẹo dù ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng là điều mà không ai muốn. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, một số nơi trên cơ thể chúng ta sau khi bị thương, bị bệnh vẫn để lại các vết sẹo như sẹo thủy đậu, sẹo phẫu thuật, sẹo thâm,...  Nếu sẹo […]
Lão hóa da: Dấu hiệu - Nguyên nhân và cách ngăn ngừa
Lão hóa da là “sự già đi” của làn da theo thời gian khiến cho cấu trúc, chức năng và độ đàn hồi của da thay đổi. Đây là quá trình có tính tự nhiên và bắt buộc xảy ra.  Dù biết rằng lão hóa da nhất định sẽ đến nhưng nó vẫn là một […]
Tăng sắc tố da: Nguyên nhân - cách điều trị và phòng ngừa
Tăng sắc tố da xảy ra khá phổ biến, xuất hiện ở bất kể giới tính hay màu da nào. Tình trạng này không gây hại về mặt sức khỏe nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về chứng tăng sắc tố da bạn nhé! […]
Nhận biết các loại mụn và những vị trí nổi mụn nguy hiểm
Mụn trên da là điều không một ai mong muốn nhưng nếu như mụn đã xuất hiện thì phải chăm sóc da cho kỹ lưỡng.  Học cách phân biệt các loại mụn, quan sát vị trí mụn mọc để biết được cách chăm sóc phù hợp cũng như nhận biết được các dấu hiệu bệnh […]
Nguyên nhân hình thành và cách xóa nếp nhăn hiệu quả
Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, ai cũng phải trải qua quá trình lão hóa tự nhiên vì nó là một phần tất yếu của cuộc sống. Một trong những dấu hiệu điển hình của lão hóa đó chính là các nếp nhăn. Chúng thường xuất hiện phổ biến ở trên mặt, […]
Hiểu đúng về da nhạy cảm để có cách chăm sóc tốt nhất
Da nhạy cảm cần phải được chăm sóc đúng cách mới không để lại phản ứng xấu gây mất đi tính thẩm mỹ, tránh làm tổn thương da. Nhận biết da nhạy cảm chính xác thông qua các dấu hiệu bên ngoài là cách đơn giản nhất để biết thực trạng sức khỏe của làn […]
SALE
20/5 - 1/6
Hỗ trợ khách hàng
0988 122 244
Facebook
Chat Zalo
cartphone-handsetphonemap-markergiftalarmmenuchevron-right
Đóng
Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi