Tia UV là một trong những tác nhân gây hại với làn da, khiến da sạm màu, đỏ rát, lão hoá sớm, nám, tàn nhang,… và gây ra nhiều ảnh hưởng khác. Hiểu rõ về tia UV sẽ giúp chúng ta chăm sóc và bảo vệ da đúng cách. Vậy tia UV có mấy loại? Ảnh hưởng của từng loại tia UV với da như thế nào?
Tia UV trong ánh nắng mặt trời có mấy loại?
Tia UV là viết tắt của Ultraviolet. Tia UV trong ánh mặt trời được chia thành 3 loại, cụ thể:
1. Tia UVA
Tia UVA có bước sóng từ 380 - 315 nm. Với bước sóng như vậy, UVA còn được gọi với tên gọi khác như: ánh sáng đen, bước sóng dài. Loại tia này có mức năng lượng thấp nhất, có một số loài động vật như chim, côn trùng và cá nhìn thấy, không bị hấp thụ bởi tầng ozon.
2. Tia UVB
Tia UVB có bước sóng từ 315 - 280 nm, còn được gọi là sóng trung. Tia UVB có mức năng lượng cao hơn UVA nhưng bị tầng ozon hấp thụ phần lớn.
3. Tia UVC
Tia UVC có bước sóng ngắn hơn 280 nm, gọi là sóng ngắn, có mức năng lượng cao nhất, sóng này có khả năng tiệt trùng. Tia này bị tầng ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn. Tia UVC có ở một số nguồn do con người tạo ra như mỏ hàn, bóng đèn thủy ngân,…
Tác hại của từng loại tia UV đối với làn da
1. Tia UVA
UVA chiếm 97% các tia UV chiếu xuống trái đất, có khả năng đi qua tầng ozon, thuỷ tinh và cả các lớp biểu bì. Kể cả những ngày nhiều mây vẫn có một lượng UVA lớn đi xuống trái đất.
Tia UVA xâm nhập rất sâu vào bên trong da, đến tận lớp hạ bì, tạo nên các gốc tự do, phá huỷ lớp collagen và elastin khiến làn da lão hoá nhanh, chùng nhão,… Hoặc gây ra hiện tượng kích ứng, mẩn đỏ, phát ban khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, da cũng dễ bị rối loạn sắc tố, xuất hiện các đốm nâu sạm màu, tàn nhang và tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

2. Tia UVB
UVB là tia chiếm 3% trong các loại tia UV chiếu xuống trái đất, có khả năng đi xuyên qua tầng ozon. Tia UVB khi tiếp xúc với da đầu tiên sẽ gây bỏng rát, đi xuyên qua lớp biểu bì sẽ gây nên hiện tượng sạm nám, cháy nắng do tác động kích thích quá trình chuyển hoá melanin của làn da.
Tiếp xúc với cường độ cao có thể gây ung thư da. Thường xuyên tiếp xúc không chỉ làm sắc tố da thay đổi mà còn khiến da bị lão hoá nhanh, nhất là các vùng da mỏng, nhạy cảm như da mắt, da hai bên khóe miệng, da cổ,...
3. Tia UVC
UVC tuy được tầng ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn nhưng hiện nay, do những tác động xấu từ môi trường, tia UVC vẫn len lỏi qua các lỗ thủng ozon và có khả năng gây ra ung thư da cao.
Trong cả 3 loại tia UV, UVC là loại tia có tác động xấu nhất đến làn da, đôi mắt của con người. Ngoài những ảnh hưởng đến làn da, các loại tia UV còn có một vài tác động xấu đến thị lực, hệ miễn dịch của con người nếu tiếp xúc thời gian dài với cường độ cao.
Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại với làn da
Tuỳ vào mức năng lượng của tia UV sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe làn da và sức khoẻ tổng thể của con người.
- Tia UVA có bước sóng 380 – 315 nm: Có thể xuyên qua mây mù, không khí, thuỷ tinh, gây lão hóa da.
- Tia UVB (315 – 280 nm): Vẫn có khả năng xuyên một phần qua ozon và khí quyển, gây cháy nắng, tổn thương da và làm đen da.
- Tia UVC (280 – 100 nm): Tia UV có năng lượng cao nhất, gây ung thư da.
Để đo bức xạ cực tím từ ánh nắng mặt trời, người ta sử dụng chỉ số tia cực tím hay còn gọi là chỉ số UV. Trong đó, thang đo đánh giá như sau:
- Chỉ số UV dao động từ 0 – 2: Thấp.
- Chỉ số UV từ 8 – 10: Thời gian gây bỏng khi da tiếp xúc là 25 phút.
- Chỉ số UV từ 11 trở lên: Cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng với thời gian tiếp xúc 15 phút (không được bảo vệ).
Xem thêm: Các bước chăm sóc da cơ bản ai cũng có thể làm được
Cường độ tia UV phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Cường độ của tia UV không ổn định ở một mức, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vị trí địa lý: Càng ở xa xích đạo thì cường độ tia UV càng giảm đi, cường độ này thường lớn ở những vùng nhiệt đới.
- Độ cao so với mực nước biển: Độ cao tỷ lệ thuận với cường độ tia UV, càng lên cao tia UV càng mạnh.
- Thời gian trong ngày: Mặt trời ở vị trí cao, chiếu sáng gần vuông góc với trái đất là lúc bức xạ tia UV tập trung cao. Thời điểm buổi trưa (từ 10-14 giờ) là lúc cường độ tia UV mạnh nhất.
- Khung cảnh, môi trường: Bề mặt có tính phản xạ cao như bề mặt tuyết, bề mặt cát biển là nơi có mức độ UV lớn.

Các nhân tố làm gia tăng da bị tổn thương bởi tia UV
Da có thể bị gia tăng tổn thương do tia UV do các nhân tố dưới đây:
- Độ tuổi: Tuổi càng cao thì các tế bào da càng yếu, liên kết lỏng lẻo và dễ bị mắc bệnh.
- Loại da: Trẻ em có làn da mỏng manh, những người có làn da tái nhợt, vàng sáng và có nhiều tàn nhang nhạy cảm hơn với tia cực tím.
- Dược phẩm: Sử dụng thuốc tránh thai, kháng sinh, sản phẩm trị mụn, có thể làm tăng độ nhạy cảm của làn da với tia UV.
- Di truyền học: Có những người gặp vấn đề về da do di truyền.
- Điều trị da liễu: Peel da (lột da hóa học), sử dụng tẩy tế bào chết hoá học làm da dễ bị tấn công bởi tia UVA.
Cách bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời?
1. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da
Cần tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da gây bỏng rát, cháy nắng. Nên mang váy chống nắng, đội mũ to vành, đeo kính râm / kính mát khi đi ra ngoài.
2. Hạn chế đi ra ngoài vào những khoảng thời gian có chỉ số tia UV cao
Nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10-14 giờ.
3. Sử dụng các sản phẩm chống nắng
Kem chống nắng: Có 2 chỉ số cần quan tâm khi chọn kem chống nắng, đó là chỉ số SPF và PA.
Chỉ số SPF đại diện cho thời gian chống lại tia UVB của sản phẩm trên da. Ví dụ: Sản phẩm có SPF 30, thời gian chống nắng là: 30 x 10 = 300 phút.
Chỉ số PA đại diện cho khả năng chống lại tia UVA, PA càng cao thì khả năng chống UVA của sản phẩm càng tốt. Bạn nên chọn kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, PA +++.
Viên uống chống nắng: Các loại viên uống chống nắng sẽ bổ trợ kem chống nắng để đem lại hiệu quả tối ưu.

4. Hạn chế các nguồn bức xạ nhân tạo
Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính cũng gây nên những tác hại cho làn da như bức xạ từ ánh sáng mặt trời.
Xem thêm: Hiểu rõ về cấu trúc da để có một làn da khỏe đẹp như ý
5. Ăn uống hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm chứa chất chống Oxy hóa
Bổ sung các chất chống Oxy hóa như: Vitamin A, C, E, Mangan, Selen,... từ các thực phẩm như trứng, sữa, gan, rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc,…
Tia UV gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đến làn da của chúng ta. Tuy nhiên, nếu biết bảo vệ và chăm sóc da đúng cách thì tia UV cũng không đáng sợ như bạn tưởng.
Hãy bảo vệ da bằng cách che chắn, sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, bổ sung thêm các loại viên uống hỗ trợ và đừng quên duy trì chế độ ăn uống khoa học để không chỉ bảo vệ làn da mà còn có sức khoẻ tốt.