featured-thieu-vitamin-k-gay-benh-gi

Thiếu vitamin K có thể gây bệnh gì?

Tác giả: 
Vũ Kim Xuân
vu-kim-xuan
Vũ Kim Xuân
Biên tập viên
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM
Viết và biên tập nội dung các chủ đề về sức khỏe, dinh dưỡng và làm đẹp.
Tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chuyên ngành báo chí, hơn 4 năm làm việc cho các trang báo tại Việt Nam, chuyên phụ trách viết về lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp. Kim Xuân hiện đang làm biên tập nội dung cho các bài viết của website heluva.vn.
Thông tin kiểm chứng bởi: 
Trương Thị Mỹ Trang
truongthimytrang
Trương Thị Mỹ Trang
Bác sĩ tư vấn y khoa
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội tổng quát
Bác sĩ Trương Thị Mỹ Trang, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hạnh, đồng thời là cố vấn chuyên môn cho Công ty TNHH Heluva.
Cập nhật ngày 08/04/2020

Vai trò của vitamin K với cơ thể

Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong cơ thể.

Có hai loại vitamin K: Vitamin K1 (phylloquinone) chính có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn; trong khi đó vitamin K2 (menaquinone) được tạo ra tự nhiên trong đường ruột.

Vitamin-K-1

Theo trường y tế công cộng Harvard, vitamin K giúp sản xuất 4 trong số 13 protein cần thiết cho quá trình đông máu.   

Vitamin K cũng rất quan trọng đối với sức khỏe xương. Thiếu vitamin K được cho là gây ra sự suy yếu kích hoạt ma trận protein trong xương và suy giảm chức năng xương, dẫn đến sự hình thành xương bị suy yếu. Vitamin K cũng kết hợp với vitamin D để đảm bảo canxi tìm đến xương để giúp chúng phát triển đúng cách.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều bằng chứng về vai trò của vitamin K đối với sức khỏe tim mạch.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin K

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao thiếu vitamin K. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này là do thiếu vitamin K đến thai nhi qua nhau thai, mức độ vitamin K thấp trong sữa mẹ và lượng vi khuẩn tổng hợp vitamin K trong đại tràng thấp.

Người trưởng thành thường ít bị thiếu vitamin K hơn do chế độ ăn uống có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu của cơ thể cũng như cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin K. Thêm vào đó, cơ thể cũng rất giỏi trong việc tái chế nguồn cung cấp vitamin K.

Tuy nhiên, một số tác nhân có thể cản trở hoặc làm giảm mức độ hấp thụ vitamin K, khiến người trưởng thành có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin K, bao gồm:

  • Sử dụng nhiều các chất chống đông, làm loãng máu, ví dụ, warfarin.
  • Các bệnh về gan có thể làm giảm tổng hợp các yếu tố phụ thuộc vitamin K.
  • Các bệnh  như celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm tụy mãn tính cũng làm giảm mức hấp thụ vitamin K.
  • Các bệnh túi mật như tắc nghẽn ống, xơ gan mật nguyên phát, ung thư túi mật và ứ mật mạn tính,... gây ra giảm hấp thu chất béo dẫn đến thiếu vitamin K do đây là một vitamin tan trong chất béo.
  • Thiếu hụt trong chế độ ăn uống xảy ra ở những người bị suy dinh dưỡng, bao gồm cả những người nghiện rượu, cũng như ở những bệnh nhân trải qua chế độ dinh dưỡng dài hạn mà không bổ sung vitamin K.
  • Thuốc điều trị các bệnh khác như colestyramine, salicylates, rifampin, isoniazid và barbiturat là một số loại thuốc phổ biến có liên quan đến thiếu vitamin K.
  • Các bệnh có chất ức chế đông máu được sản sinh nội sinh cũng có thể gây thiếu vitamin K.

Dấu hiệu thiếu vitamin K

Dấu hiệu dễ thấy nhất khi thiếu vitamin K là chảy máu nhiều, liên tục, ngay cả với những vết thương nhỏ.

Bên cạnh đó, người thiếu vitamin K cũng thường bị bầm tím.

Chảy máu trong như chảy máu cam, chảy máu nướu hoặc đi ngoài sẫm màu, có máu cũng thường thấy ở người thiếu vitamin K.

Thiếu vitamin K gây bệnh gì?

Chảy máu quá mức

Cơ thể bạn cần vitamin K để tạo ra các protein hoạt động trong quá trình đông máu. Nếu thiếu vitamin K, cơ thể sẽ không có đủ các protein này, kéo theo cơ chế đông máu để bảo vệ cơ thể khi gặp va chạm hoặc chấn thương không thể hoạt động bình thường.

Đây cũng là tác hại lớn nhất khi thiếu hụt vitamin K. Bất kỳ vị trí nào cũng có thể liên quan đến sự chảy máu quá mức, bao gồm cả chảy máu niêm mạc và chảy máu dưới da, chẳng hạn như chảy máu cam, xuất huyết, tụ máu, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, đi ngoài ra máu và chảy máu nướu.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh thiếu vitamin K có nguy cơ cao bị xuất huyết não và viêm màng não, có thể gây tử vong.

Các bệnh về xương

Nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Green Bay cho thấy vitamin K có tác động tích cực đến mật độ xương, tăng cường sức khỏe xương từ đó giảm nguy cơ gãy xương.

dau-that-lung-2

Thiếu vitamin K có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương, gia tăng nguy cơ loãng xương, mềm xương. 

Loãng xương đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gãy xương trên toàn thế giới, gây ra hơn 8,9 triệu gãy xương hàng năm. Hơn nữa, loãng xương ảnh hưởng đến khoảng 200 triệu phụ nữ trên toàn thế giới (khoảng 1/10 phụ nữ ở độ tuổi 60, 1/5 của phụ nữ ở độ tuổi 70, 2/5 của phụ nữ ở độ tuổi 80 và 2/3 của phụ nữ ở độ tuổi 90).

Vôi hóa động mạch vành và các bệnh về tim mạch

Về cơ bản, tuổi cao là nguyên nhân chính gây xơ cứng động mạch, khiến chúng không thể co bóp, giúp máu lưu thông đến tim và não. Về lâu dài, quá trình này có thể dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.  

Tuy nhiên, quá trình xơ cứng này có thể diễn ra nhanh hơn và trầm trọng hơn, tức là nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở người trẻ tăng, khi thiếu vitamin K. 

Nguyên nhân là do vitamin K giúp ngăn canxi và photpho lắng đọng vào động mạch gây ra quá trình vôi hóa làm xơ cứng động mạch. Đồng thời, vitamin K cũng có khả năng đảo nghịch hiệu quả của các  thức ăn không tốt cho tim.

Các bệnh về ung thư 

Thực tế, vitamin K không gây nên ung thư nhưng thiếu vitamin K khiến cơ thể dễ mắc ung thư hơn, đặc biệt là ung thư gan.

Một cơ chế thú vị khác của vitamin K là ngăn ngừa các cục máu đông do lắng đọng tiểu cầu, gây ra bởi stress oxy hóa và các gốc tự do. Vitamin K là một chất chống oxy hóa mạnh, cũng đồng thời có khả năng lọc các gốc tự do. Từ đó, chúng ngăn các tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do - là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư.

Bổ sung vitamin K như thế nào?

Bạn có thể bổ sung vitamin K dễ dàng thông qua chế độ ăn giàu các loại thực vật họ cải lá xanh như cải chân vịt, cải Kale, cải cay, mùi tây, rau diếp, cải cầu vồng (Swiss chard),... Vitamin K cũng có trong bông cải, bắp cải và cải Brussel.

Ngoài ra, vitamin K cũng tồn tại ở một lượng ít hơn trong cá, gan, thịt, ngũ cốc, dầu thực vật, lòng đỏ trứng gà và các sản phẩm lên men như sữa chua, natto - một món ăn truyền thống của Nhật làm từ đậu nành lên men.

vitaminb1 (1)

Chế độ ăn cũng nên bổ sung các loại chất béo như bơ, dầu để cơ thể hấp thụ vitamin K tốt hơn.

Bên cạnh đó, vitamin K cũng có thể được bổ sung thông qua các viên uống vitamin K hoặc các mũi tiêm vitamin K.

Bổ sung bao nhiêu vitamin K là đủ?

Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng tại Viện Y học Khuyến cáo lượng vitamin K cần được cung cấp mỗi ngày như sau:

Trẻ sơ sinh và trẻ em:

  • 0 đến 6 tháng tuổi: 2.0 microgam mỗi ngày (mcg / ngày)
  • 7 đến 12 tháng tuổi: 2,5 mcg / ngày
  • 1 đến 3 tuổi: 30 mcg / ngày
  • 4 đến 8 tuổi: 55 mcg / ngày
  • 9 đến 13 tuổi: 60 mcg / ngày

Thanh thiếu niên và người lớn:

  • Nam và nữ tuổi từ 14 đến 18: 75 mcg / ngày (bao gồm cả những phụ nữ đang mang thai và cho con bú)
  • Nam và nữ từ 19 tuổi trở lên: 90 mcg / ngày đối với nữ (bao gồm cả những người đang mang thai và cho con bú) và 120 mcg / ngày đối với nam.

Xem thêm: Những thực phẩm giàu vitamin K mà bạn nên biết

Những thực phẩm giàu vitamin K mà bạn nên biết
Vitamin K là dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của hệ cơ và xương. Một trong những nhóm vitamin đặc biệt quan trọng cho sự phát triển và tồn tại của cơ thể. Vậy vitamin K là gì? Chúng tồn tại trong các loại thực phẩm nào? Tất cả các thắc […]
Vitamin K2 là gì? Những lợi ích tuyệt vời của Vitamin K2
Có lẽ ai cũng biết cơ thể luôn cần các chất dinh dưỡng nhất và vitamin và khoáng chất để giúp cải thiện sức khỏe và bảo vệ con người toàn diện khỏi những tác nhân gây hại. Tuy nhiên vitamin cũng có rất nhiều loại và không phải ai cũng biết hết về tất […]
Thực phẩm giàu vitamin K2 để giúp cải thiện chiều cao
Chắc hẳn ai cũng biết canxi và Vitamin D là hai dưỡng chất quan trọng và chủ yếu trong việc hình thành và phát triển khung xương chắc khỏe ở con người. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại vi chất mới cũng rất cần được bổ sung cho cơ […]
Vitamin K là gì? Vai trò của vitamin K với cơ thể
Vitamin K là gì? Vitamin K là tên gọi chung của một nhóm vitamin tan trong chất béo, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Trong tự nhiên, vitamin K tồn tại ở hai dạng là vitamin K1 và vitamin K2. Vitamin […]
SALE
18/6 - 28/6
Hỗ trợ khách hàng
0988 122 244
Facebook
Chat Zalo
cartphone-handsetphonemap-markergiftalarmmenuchevron-right
Đóng
Hoặc để lại thông tin để được tư vấn trong thời gian sớm nhất
Gọi ngay cho chúng tôi