Bạn có biết: Đâu là bí quyết để có một làn da trắng sáng, mịn màng, không một chấm mụn? Đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả cho một làn da nhạy cảm, thường xuyên bị kích ứng và mụn nhọt? Tất cả những bí mật về cách chăm sóc da nhạy cảm sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đặc điểm của làn da nhạy cảm
Làn da nhạy cảm đã trở thành “nỗi sợ” của rất nhiều cô gái. Nguyên nhân là vì loại da này thường xuyên bị kích ứng do môi trường, thời tiết, thức ăn, mỹ phẩm, thành phần dưỡng da,... khiến cho mặt luôn trong tình trạng mụn, thâm, ửng đỏ. Đặc biệt, nó còn rất “khó chiều”, đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức về chăm sóc da.
Vậy làm thế nào để biết mình có làn da nhạy cảm hay không? Hãy chú ý tới những đặc điểm đặc trưng của da nhạy cảm được liệt kê dưới đây.
Thứ nhất, da nhạy cảm dễ ửng đỏ
Khi da bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào như thời tiết, môi trường hoặc mỹ phẩm có thể dẫn tới tình trạng ửng đỏ, nổi từng vết đỏ trên mặt. Tình trạng này có thể hết sau khi không còn tác động từ bên ngoài hoặc khi da thích ứng.
Thứ hai, da nhạy cảm hay bị nổi mụn và sưng viêm

Đây là đặc điểm khá rõ ràng và phổ biến của da nhạy cảm. Khi bạn sử dụng một loại mỹ phẩm mới, thay đổi nguồn nước hoặc thậm chí là thay đổi nơi sống cũng có thể khiến da bị nổi mụn liên tục. Các loại mụn này ngày càng nhiều hơn, có thể phát triển thành vết sưng, để lại thâm mụn trên mặt.
Bạn có thể quan tâm: Các bước chăm sóc da mụn đúng cách, đơn giản mà hiệu quả
Thứ ba, da nhạy cảm dễ bị ngứa, châm chích
Nếu như sau khi sử dụng sữa rửa mặt, serum, kem dưỡng ẩm,... mà bạn cảm thấy ngứa, châm chích, bỏng rát thì có thể bạn đang sở hữu một làn da nhạy cảm. Đặc biệt là khi sử dụng nước nóng, khi thời tiết hanh khô hoặc khi sử dụng mỹ phẩm chứa hương liệu thì tình trạng này càng tồi tệ hơn.
Thứ tư, da nhạy cảm thường khô, căng rát và bong tróc
Đối với da nhạy cảm, lớp bảo vệ da đã suy yếu nên dẫn tới tình trạng mất nước, mất cân bằng ẩm. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da, xuất hiện các mảng bong tróc ở hai bên gò má.
Xem thêm: Cách chăm sóc da khô tại nhà.
Thứ năm, da nhạy cảm dễ kích ứng với chất tạo mùi
Nếu sau khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hương liệu, da của bạn trở nên ửng đỏ, ngứa, mụn nhọt, bỏng rát thì rất có thể, da bạn là da nhạy cảm.
Thứ sáu, da nhạy cảm thường lộ rõ mạch máu trên da mặt
Người sở hữu làn da nhạy cảm sẽ phải đối mặt với nguy cơ giãn mao mạch. Khi da quá mỏng, không có lớp bảo vệ tốt thì các tác nhân bên ngoài (môi trường, thời tiết,...) dễ tác động vào khiến cho các mao mạch dưới da bị giãn và vỡ.
Đó là lý do tại sao ta thấy được những mạch máu nhỏ ở dưới da, đặc biệt là vùng đầu mũi, hai bên má và hai bên thái dương.
Xem thêm: Cấu trúc da và cách bảo vệ làn da của bạn trước tác động của môi trường.
10 cách chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả
Phải thừa nhận rằng chăm sóc da nhạy cảm rất khó và bạn không có nhiều sự lựa chọn. Nhưng nếu không may sở hữu một làn da nhạy cảm “khó ưa” thì cần phải chăm sóc da như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Bí quyết để chăm sóc da nhạy cảm nằm ở ba vấn đề chính: lắng nghe làn da của mình, làm sạch sâu và dưỡng ẩm vừa đủ. Để dễ thực hiện hơn, chúng tôi sẽ chi tiết hóa bằng 10 cách chăm sóc da nhạy cảm như sau:
1. Lập danh sách các chất dễ gây kích ứng da
Những thành phần gây kích ứng da trong các loại mỹ phẩm hằng ngày là nguyên nhân chính gây mụn viêm, ửng đỏ trên da nhạy cảm. Một số chất cần tránh là:
- Alcohol (Cồn): Sản phẩm có chứa cồn (alcohol denat, ethyl alcohol, isopropyl alcohol) sẽ làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, khiến da khô rát và dễ kích ứng.
- Talc: Chất này dùng để làm mềm da nhưng lại rất dễ gây kích ứng cho da nhạy cảm.
- Oxybenzone: Oxybenzone có trong kem chống nắng, thường gây kích ứng và tổn hại đến da nhạy cảm.
- Hương liệu: Được dùng để tạo mùi thơm và át mùi chất hóa học trong các sản phẩm chăm sóc da. Hương liệu dễ gây kích ứng, mụn đỏ, khô rát với những người có da nhạy cảm.
- SLS (Sodium Lauryl Sulfate): Là một dạng chất tẩy rửa mạnh, có khả năng tạo bọt cao, thường có trong sữa rửa mặt. Chất này xâm nhập vào sâu bên trong da, lấy đi độ ẩm tự nhiên, khiến da khô rát, mụn nhọt.
- MIT (chất bảo quản Methylisothiazolinone): Là một chất diệt khuẩn, nguy cơ gây kích ứng với da nhạy cảm cao hơn gấp 10 lần các chất hóa học khác.
- Hydroquinone: Chất làm trắng da có khả năng phá hủy làn da nhạy cảm.
Ngoài ra, còn rất nhiều thành phần hóa học khác có thể gây kích ứng với da nhạy cảm mà chúng ta không thể liệt kê hết. Vậy nên, khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, nên chọn những sản phẩm có thành phần rõ ràng.
2. Dùng thử mỹ phẩm với một lượng ít
Một lời khuyên nho nhỏ để bảo vệ làn da nhạy cảm chính là việc dùng thử mỹ phẩm với lượng nhỏ để test thử. Trước khi quyết định sử dụng một loại mỹ phẩm mới, hãy test thử một lượng nhỏ lên tay, sau đó mới thử thêm vài lần trên mặt để quan sát phản ứng từ da.

Chỉ nên thử từng loại mỹ phẩm, không thử cùng lúc nhiều loại mỹ phẩm. Bởi vì nếu dùng nhiều, khi kích ứng, bạn sẽ không biết được đâu là “thủ phạm”.
Ngoài sử dụng mỹ phẩm để dưỡng da, hiện nay trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm chăm sóc da dạng viên như: viên uống trắng da, viên vitamin, khoáng chất,... Những sản phẩm này tác động từ bên trong nên hạn chế tình trạng kích ứng trên da.
3. Đừng quên tẩy trang mỗi ngày
Tẩy trang là bước đầu tiên để làm sạch da mỗi ngày. Để chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả, phải đảm bảo rằng làn da luôn sạch và khỏe từ sâu bên trong.
Nên chọn loại nước tẩy trang dành riêng cho da nhạy cảm, thành phần lành tính, dịu nhẹ, sạch sâu. Tránh các loại nước tẩy trang có chứa paraben, alcohol, fragrance (parfum) có thể gây kích ứng.
4. Rửa mặt đúng cách là cách chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả
Sau khi tẩy trang, rửa mặt sẽ là bước bổ sung để làm sạch sâu bên trong da. Rửa mặt đúng cách cần phải chú ý: Rửa mặt với nước ấm thay vì nước nóng, nên massage nhẹ thay vì chà xát mạnh, chỉ rửa mặt 2 lần / 1 ngày thay vì rửa thường xuyên.
Ngoài ra, cũng nên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không cồn, không hương liệu và không chất tạo bọt để đảm bảo an toàn cho da nhạy cảm.
5. Cung cấp độ ẩm cho da
Sau khi rửa mặt, da mặt thường hay bị khô nên cần được cấp ẩm ngay. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm lành tính là sự lựa chọn tối ưu nhất. Thêm vào đó, nên bổ sung đủ nước để làn da được căng bóng hơn.
6. Sử dụng kem chống nắng hằng ngày
Làn da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng bởi tia UV của ánh nắng mặt trời. Vậy nên, cần phải chống nắng thật cẩn thận.
Nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) là 30 để ngăn cản 97% tác động từ tia UV. Đồng thời, ưu tiên loại kem chống nắng mỏng nhẹ, thấm nhanh, không có hương liệu.

7. Chà xát nhẹ tay khi lau mặt
Như đã nói ở trên, làn da nhạy cảm thường mỏng, các mao mạch dưới da dễ giãn hoặc vỡ nên cần phải tránh chà xát mạnh lên da. Khi lau mặt, rửa mặt hay thoa mỹ phẩm thì nên massage nhẹ nhàng.
8. Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho da nhạy cảm
Một chế độ ăn lành mạnh thực sự rất có ích cho làn da nhạy cảm. Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất béo trong các bữa ăn hằng ngày.
Nên tăng cường các thực phẩm kháng viêm tốt như dầu ô liu, tỏi, nghệ, gừng, khoai lang, việt quất, cà hồi,... để giảm viêm trên da.
9. Thường xuyên dọn dẹp khu vực phòng ngủ
Bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường sẽ tác động xấu đến làn da. Để chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả, nên thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, đặc biệt là chăn, ga, gối, đệm.
10. Hạn chế trang điểm thường xuyên
Việc trang điểm thường xuyên khiến da bị bít tắc, mất cân bằng độ ẩm, làn da phải chịu tác động của quá nhiều chất hóa học. Đó là nguyên nhân gây mụn và kích ứng da. Vậy nên, hãy hạn chế trang điểm với làn da nhạy cảm.
Làn da của mỗi chúng ta đều cần được nâng niu và bảo vệ. Hi vọng 10 cách chăm sóc da nhạy cảm trên đây sẽ giúp bạn có được làn da trắng sáng, mịn màng và khỏe khoắn.