DHA có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể chúng ta. Đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ, mắt và hệ thần kinh của trẻ nhỏ đang trong thời gian phát triển. Là một dòng dưỡng chất có nhiều nghiên cứu nhất trên thế giới, được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng.
DHA là một loại axit béo không no vô cùng cần thiết cho cơ thể, có tên đầy đủ là Docosahexaenoic acid, chúng thuộc nhóm Omega 3. DHA tham gia cấu tạo lên hầu hết các cơ quan quan trong của cơ thể như não bộ, võng mạc mắt.
Ngoài ra, chúng còn đóng góp vai trò rất lớn trong việc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được mà phải cung cấp qua đường dinh dưỡng.
DHA cho bé có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của não bộ và duy trì hoạt động của võng mạc. DHA chiếm 15 – 20% cấu trúc của não bộ và 50 – 60% cấu trúc của võng mạc. Với trẻ nhỏ việc não bộ phát triển một cách bình thường giúp hệ thần kinh cũng như chỉ số IQ đạt chỉ tiêu cao nhất. Phục vụ cho sự phát triển về cả thể chất, tinh thần của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được bổ sung thường xuyên DHA có chỉ số IQ cao hơn so với những đứa trẻ ít được bổ sung hoặc không được bổ sung DHA.
Đặc biệt, DHA còn giúp hệ xương của trẻ phát triển hoàn thiện hơn. Giúp cải thiện chiều cao, cân nặng cũng như tăng khối lượng xương tối đa. Đồng thời giảm nguy cơ loãng xương tối đa bằng mức Ca và tác động động tới sự sinh sản và hoạt tính của tạo của tạo cốt bào.
DHA quan trọng với trẻ em là vậy, liệu chúng có vai trò thế nào với người trưởng thành? DHA giúp giảm lượng Cholesterol toàn phần. LDL – cholesterol và triglycerid máu, dự phòng xơ vữa động mạch và bệnh nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi.
Đối với phụ nữ sau sinh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Phòng tránh các bệnh như suy nhược cơ thể, thiếu ngủ, đau đầu, trầm cảm sau sinh hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng của thai phụ trong quá trình mang thai vô cùng quan trọng. THeo khuyến cáo của WHO, trong thời gian cần bổ sung 100 – 200 DHA mỗi ngày. Nhất là vào thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, thời điểm này là thời điểm hình thành não bộ và các ống dây thần kinh mạnh mẽ nhất.
Thiếu DHA trong thai kỳ có ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Khiến thai nhi phải đối diện với nguy cơ gặp phải tình trạng sinh non, dị tật ống thần kinh. Sau khi ra đời dễ mắc phải những bệnh như hen suyễn, dị ứng, kém phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể mắc phải hội chứng tiền sản giật, trầm cảm sau sinh, mãn kinh sớm…
Bổ sung DHA là việc làm vô cùng cần thiết, nhưng bạn nên lưu ý đến liều lượng phù hợp cho từng lứa tuổi. Việc uống DHA đúng cách sẽ giúp chúng ta tránh được việc bổ sung quá liều hoặc sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Liều dùng khuyến cáo
Việc bổ sung DHA qua đường thực phẩm là cách đơn giản và mang lại hiểu quá khá cao. Tuy nhiên nhiều người lại không biết DHA có trong thực phẩm nào để thêm vào bữa ăn hàng ngày. Hãy khám phá 10 loại thực phẩm giàu DHA dưới đây nhé.
Các loại cá nước lạnh như: cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi… Hàm lượng DHA trong các loại cá này cao vượt bậc trong tất cả các loại thực phẩm. Ví dụ trong 100 gram cá hồi có đến 3,1g DHA và nhiều nguyên tố vi lượng, protein và nhiều loại vitamin khác. DHA có trong các loại cá nước lạnh được tổng hợp từ mỡ cá. Hay còn gọi Omega 3, là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý nồng độ thủy ngân tồn tại trong các loại cá này nên không nên ăn quá 2 bữa mỗi tuần.
Nguồn DHA trong quả óc chó không có sẵn mà được chuyển đổi từ ALA một loại axit béo cùng nhóm Omega 3. Các chuyên gia dinh dưỡng cho răng hạt óc chó là loại thực phẩm bổ dưỡng cho não của trẻ em và rất tốt cho bà bầu trong thời gian thai nghén. Các loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều, mè đen, hạt lạc, đậu tương… là những thực phẩm giàu Vitamin E nhưng cũng chứa một lượng nhỏ DHA.
Không nói thì ai cũng biết được chất dinh dưỡng trong lòng đỏ trứng gà là vô cùng lớn. Lượng DHA dồi dào trong lòng đỏ trứng gà lên đến 17mg. Bạn nên chú ý cách chế biến để đảm bảo chất dinh dưỡng được giữ nguyên.
Súp lơ xanh là loại rau được nhiều bà nội trợ lựa chọn là loại thực phẩm dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. 100g súp lơ chín cung cấp 200 mg Omega 3 DHA. Ngoài ra, một lượng lớn chất xơ và vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể.
Thịt gà là món ăn khoái khẩu của nhiều người, bởi hương vị thơm ngon và chế biến được nhiều món. Hàm lượng protein, vitamin, sắt đặc biệt DHA đều đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt phần thịt ức gà là lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng của bạn.
Bơ lạc phổ biến trong việc sử dụng kèm các loại trái cây tươi theo mùa để tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Trong bơ lạc có chứa hàm lượng axit folic, canxi, kẽm, magie, vitamin A, K, Vitamin E… DHA có trong bơ lạc hỗ trợ phát triển tối ưu thể chất và tinh thần cho cơ thể con người. Thường xuyên sử dụng bơ lạc giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư giới tính như: Ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.
Tôm là một trong những thực phẩm giàu DHA, bạn nên lựa chọn trong thực đơn mỗi ngày. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng khoảng 50 – 60 gram tôm tươi đã đáp ứng đến 40% DHA mỗi ngày cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Bắp cải là loại rau có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất tốt cho não bộ. Ngoài ra, còn cung cấp các chất xơ, vitamin K, A, C cũng nhiều khoáng chất thiết yếu khác.
Các loại sữa bột và sữa tươi trên thị trường hiện nay đa số đều cung cấp một lượng chất dinh dưỡng và DHA rất lớn. Nên tham khảo dòng sữa cho phù hợp với từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Vai trò của DHA rất quan trọng đối với cơ thể nên việc bổ sung DHA là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vì rất nhiều yếu tố mà việc bổ sung bằng các thực phẩm và bữa ăn hàng ngày có thể không cung cấp đủ DHA cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên trong quá trình bổ sung DHA bạn cần chú ý nhiều yếu tố để không gây ra các tác dụng phụ. Sử dụng đúng cách để cơ thể hấp thụ một cách tốt nhất.
Các thời điểm quan trọng để bổ sung DHA gồm có:
Nếu bạn không may quên liều, hãy dùng lại sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ quá liều đã quên và dùng liều kế tiếp. Không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi bổ sung DHA là đau lưng, buồn nôn, ói mửa. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào biểu hiện cũng giống nhau. Có thể bạn sẽ cảm thấy đau họng, ớn lạnh, nhịp tim không đều hoặc co thắt ngực… Trong tất cả các trường hợp bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất để được sự thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời gian bổ sung DHA bạn nên kiêng bia, rượu, thuốc lá giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn. Tuy chưa có khuyến cáo khoa học về những tương tác với các loại thực phẩm này nhưng các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên bạn nên hạn chế sử dụng chúng.