Sẹo dù ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng là điều mà không ai muốn. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, một số nơi trên cơ thể chúng ta sau khi bị thương, bị bệnh vẫn để lại các vết sẹo như sẹo thủy đậu, sẹo phẫu thuật, sẹo thâm,...
Nếu sẹo ở những nơi dễ nhìn thấy, gây mất thẩm mỹ thì có cách nào làm mờ, làm mất sẹo được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.
Quá trình hình thành sẹo
Quá trình hình thành sẹo trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn sưng viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.
1. Giai đoạn sưng viêm
Giai đoạn này với sự tham gia của các tế bào: tiểu cầu, bạch cầu trung tính và đại thực bào, thường kéo dài từ vài giờ cho đến 4 ngày. Đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành các nguyên bào sợi và tế bào nội mô.
Các mạch máu tại khu vực bị thương sẽ hình thành cục máu đông để làm kín vết thương. Lúc này, một hoạt chất được tạo ra thu hút các tế bào khác di chuyển đến vị trí bị thương, tham gia vào quá trình trị vết thương. Vết thương sẽ được làm sạch bằng thực bào và các tế bào viêm do tiểu cầu tiết ra.
Ở giai đoạn này, cục máu đông hoặc lớp bảo vệ sẽ tạo thành vảy rất mỏng, bạn chú ý không được cạy phần vảy này ra quá sớm vì có thể gây tổn thương da và tạo thành những vết sẹo lớn hơn.
2. Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn tăng sinh lại được chia thành 3 giai đoạn nhỏ: giai đoạn tái cấu trúc, lên mô hạt và biểu mô hóa. Giai đoạn này kéo dài từ 1-3 tuần.

Trong giai đoạn tăng sinh, cơ thể sẽ tổng hợp Matrix Metallo – protein giúp làm sạch vết thương. Các nguyên bào sợi được chuyển đổi thành cơ nguyên bào sợi để liên kết vết thương.
Xem thêm: Cấu trúc da và cách bảo vệ làn da của bạn đẹp tự nhiên.
Đây là giai đoạn hiệu quả nhất để trị sẹo. Lúc này, các tế bào sừng và collagen chưa hình thành nhiều. Tránh đợi đến khi các mô sẹo đã hình thành xong, vết sẹo chai cứng thì việc điều trị phải trải qua nhiều bước như làm mềm, cải thiện sắc tố da và điều tiết collagen,…
3. Giai đoạn tái tạo
Ở giai đoạn này, bề mặt vết thương đã lành, vết thương đã khép miệng, liền da. Tuy nhiên, ở bên dưới vết thương đã lành này, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm.
Các loại sẹo thường gặp
Về cơ bản, chúng ta có thể thấy những loại sẹo sau:
1. Sẹo lồi
Sẹo lồi là phần phát triển liên tục, xâm lấn vào lớp hạ bì của da lành xung quanh, vượt ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu.
Sẹo lồi có bề mặt nổi hơn so với da, phình to, màu đỏ hoặc màu đậm hơn da. Loại sẹo này có thể ngừng phát triển nhưng không có dấu hiệu thoái lui theo thời gian.

Nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi do collagen ở lớp hạ bì của da tích tụ quá mức do quá trình tổng hợp và phân hủy collagen bị mất cân bằng.
2. Sẹo phì đại
Sẹo phì đại có phần sẹo phình to và dày lên, nhưng chỉ giới hạn ở mép vết thương, không xâm lấn vào vùng da xung quanh.
Sẹo phì đại thường đỏ, cứng, gây ngứa và khó chịu cho người bệnh, nhất là giai đoạn đầu. Sẹo này có xu hướng giảm dần theo thời gian nhưng không có thời gian cụ thể, chính xác.
Nguyên nhân dẫn đến sẹo phì đại cũng là do mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và phân hủy của collagen. Sự mất cân bằng này thường xảy ra trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn tăng sinh). Đến giai đoạn thứ ba của quá trình liền sẹo có thể sửa chữa và lâu dài trở thành sẹo bình thường.
3. Sẹo rỗ
Sẹo rỗ là những sẹo ở dưới da với hình dạng không giống nhau, có thể là các hố, rãnh sâu. Đôi khi sẹo rỗ tạo ra các túi, các hang hốc chứa chất bã nhờn, chất bẩn cùng vi khuẩn,... khiến da bị viêm nhiễm.

Những loại sẹo này thường xuất hiện sau khi bị thủy đậu, mụn,... nên vẫn hay được gọi bằng những tên gọi gắn liền với nguyên nhân gây sẹo như sẹo thủy đậu hay sẹo mụn.
Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ là do mất hoặc thiếu hụt các tổ chức sợi, cơ, mỡ trong quá trình hồi phục của các tổn thương da, dẫn đến da không được hồi phục. Bạn có thể sử dụng các loại Collagen tốt nhất hiện nay để hỗ trợ giảm sẹo lõm vì một trong những công dụng của collagen là làm đầy và tăng cường cấu trúc da.
4. Sẹo thâm
Sẹo thâm là những sẹo có màu đậm do quá trình tăng sắc tố da sau viêm trên mặt. Sẹo thâm có thể mờ, tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu không biết cách điều trị đúng thì có thể khiến tình trạng nặng hơn. Sẹo thâm thường xuất hiện sau khi nặn mụn, muỗi đốt, côn trùng cắn, bị bỏng, tại nạn,…
Sẹo thâm hình thành khi lớp hạ bì của da bị phá hủy. Những vết sẹo này không được chăm sóc đúng cách, để lâu khiến phần da bị sậm màu tạo thành sẹo thâm.
Các cách làm mờ sẹo, mất sẹo
Mỗi loại sẹo có thể áp dụng những cách trị sẹo khác nhau, có thể cùng lúc áp dụng cả 2 cách, cụ thể:
1. Thoa gel trị sẹo
Các sản phẩm trị sẹo dạng gel giúp cung cấp các dưỡng chất phục hồi da tổn thương. Khi thoa lên da, gel trị sẹo sẽ tạo thành một lớp màng mỏng, không gây bám dính lên quần áo. Gel trị sẹo thường được sử dụng để thoa cho các sẹo do phẫu thuật, sẹo bỏng và sẹo lồi, sẹo thủy đậu.
Các loại gel trị sẹo hiện nay cũng đa dạng nguồn gốc xuất xứ, mỗi loại sẹo do nguyên nhân khác nhau lại có một sản phẩm hiệu quả nổi trội cho người dùng lựa chọn.
2. Thoa kem trị sẹo
Kem trị sẹo thường có màu trắng đục hoặc trắng ngả sang vàng. Kết cấu dạng kem giúp sản phẩm nhanh thẩm thấu vào da, không bết dính. Kem trị sẹo thoa lên mặt hay body đều được. Cũng như gel trị sẹo, sản phẩm này cung cấp các dưỡng chất giúp làm mềm và mờ sẹo.
Xem thêm: Các bước chăm sóc da cơ bản ai cũng có thể làm được
3. Làm mờ sẹo bằng các nguyên liệu tự nhiên
Với các trường hợp sẹo rỗ nhẹ, các vết sẹo mờ thì có thể làm mờ sẹo bằng các nguyên liệu tự nhiên như: hành tây, dầu dừa,...
Hành tây có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và trị thâm hiệu quả. Bạn chỉ cần xay hành tây lấy phần nước thoa lên vùng da bị sẹo từ 2-3 lần / ngày là sẽ thấy hiệu quả. Những vết sẹo mới để lại vết thâm như sẹo mụn nên được xử lý luôn với các nguyên liệu thiên nhiên như hành tây, tránh để mặt rỗ rồi mới tìm cách trị sẹo.
Dầu dừa chứa axit lauric có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm. Thành phần dầu dừa có Vitamin E và chất chống oxy hóa. Từ đó, giúp thúc đẩy tăng sinh collagen mạnh mẽ, loại bỏ các mô liên kết bị gãy. Những vết sẹo rỗ nhẹ có thể kiên trì sử dụng dầu dừa kết hợp với kem trị sẹo để cải thiện
4. Sử dụng công nghệ cao trị sẹo
Những vết sẹo lớn, không thể xử lý bằng kem trị sẹo, gel trị sẹo hay các biện pháp thiên nhiên thì có thể sử dụng các công nghệ cao như laser để làm phẳng và mờ sẹo.

Laser có thể áp dụng được với cả sẹo lồi, sẹo rỗ nhẹ đến nặng, sẹo phì đại. Công nghệ này sử dụng ánh sáng tác động giúp kích thích mô tăng trưởng collagen, giúp sẹo mau lành còn các mô xung quanh không bị ảnh hưởng.
Xem thêm: 10 cách trị mụn đơn giản mà hiệu quả tại nhà
5. Phẫu thuật xóa sẹo
Phẫu thuật xóa sẹo là công nghệ thẩm mỹ giúp loại bỏ đến 90% vết sẹo. Thường áp dụng để trị sẹo lồi, sẹo phì đại.
Các chuyên gia thẩm mỹ sẽ tiến hành phẫu thuật để thu nhỏ, thay đổi hình dạng, là sẹo phẳng… cải thiện vùng da bị sẹo để đồng đều màu, làm căng da tương đồng với các vùng da xung quanh. Phương pháp này chi phí khá là cao.
Như vậy, mỗi loại sẹo đều có thể áp dụng cách điều trị nhất định để cải thiện. Với công nghệ ngày càng cải tiến thì mặt rỗ hay những vết sẹo gây mất thẩm mỹ không còn đáng lo ngại như trước.
Xem thêm: Top 7 viên uống Collagen nào tốt nhất hiện nay? (Review chi tiết)