Canxi là khoáng chất quan trọng trong hoạt động sống của con người. Nếu thiếu canxi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xương, răng và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là những triệu chứng thiếu canxi mà bạn cần lưu ý.
Thiếu Canxi có thể gây bệnh gì cho cơ thể?
Theo nghiên cứu, canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng nhất trong các hoạt động của cơ thể, chỉ đứng sau Carbon, Oxy, Hydrogen, Azote. 99% lượng canxi được tìm thấy trong xương và răng, 1% còn lại được tìm thấy trong máu. Nếu như thiếu canxi, xương và răng sẽ là 2 bộ phận chịu tác động trực tiếp. Ngoài ra, tim mạch, tuần hoàn máu và nhiều hoạt động chuyển hóa khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cụ thể, thiếu canxi có thể gây ra những bệnh sau:
Còi xương, suy dinh dưỡng: Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương. Vậy nên, nếu thiếu canxi, xương sẽ phát triển chậm, cấu trúc xương không đủ vững chắc gây ra nhiều nguy hiểm. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, trong những năm đầu đời, bổ sung canxi là điều cực kỳ cần thiết để giúp bé phát triển chiều cao, giúp hình thành hệ xương chắc khỏe.
Đồng thời, canxi cũng hỗ trợ hấp thu một số chất dinh dưỡng nên người thiếu canxi thường sẽ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
Xem thêm: Uống Canxi có tăng chiều cao không? Top 9 Canxi giúp tăng chiều cao
Loãng xương, biến dạng xương: Mật độ canxi suy giảm có thể làm rỗng cấu trúc xương, khiến xương xốp, giòn và dễ gãy hơn. Đây là triệu chứng của bệnh loãng xương. Ngoài ra, nếu trẻ em thiếu canxi có thể gây biến dạng xương, hình thành các dị tật như cong xương, chân chữ X, vẹo cột sống...
Rối loạn giấc ngủ: Canxi kích thích sản sinh melatonin - một hormone kích thích giấc ngủ. Đồng thời, canxi cũng được coi như một loại “thuốc an thần” tự nhiên có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi... Vậy nên, người thiếu canxi thường sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
Viêm loét đường tiêu hóa: Thiếu canxi có thể khiến axit trong dạ dày tiết nhiều hơn bình thường. Lượng axit này trào ngược lên thực quản hoặc theo thức ăn xuống đại tràng thì sẽ gây viêm loét. Vậy nên, để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên bổ sung đủ canxi cho bé và người lớn.
Bệnh tim: Canxi trong máu sẽ di chuyển vào trong cơ tim, kích thích co bóp và tạo sự hưng phấn cho van tim. Nếu lượng canxi được duy trì ở mức ổn định thì tim sẽ co bóp nhịp nhàng, hoàn toàn ổn định. Ngược lại, nếu nồng độ canxi giảm dẫn đến hoạt động co bóp của tim không ổn định, nhịp tim giảm dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch nguy hiểm.
Suy nhược thần kinh: Canxi giúp ích trong quá trình dẫn động xung thần kinh. Nếu thiếu canxi, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến tình trạng stress, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt...
Triệu chứng nhận biết thiếu Canxi
Các triệu chứng khi thiếu canxi thường diễn ra từ từ, có một số biểu hiện rất bình thường nên khó phát hiện. Thêm vào đó, nhiều người chủ quan khiến cho canxi bị thiếu hụt trong thời gian dài, gây nhiều nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu thiếu canxi, bạn cần hết sức lưu ý:
Khó ngủ, mất ngủ: Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người thiếu hụt canxi. Do hormone melatonin không được sản xuất đủ, cơ thể khó vào giấc ngủ. Nếu có ngủ được cũng thường xuyên bị tỉnh giấc, ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi.
Sâu răng, răng mọc chậm: Canxi là thành phần cấu tạo cơ bản của răng. Trẻ em thiếu canxi thường sẽ bị mọc răng chậm, hay bị sâu răng, sún răng. Người lớn thiếu canxi khiến răng yếu hơn, dễ gãy rụng và bị vàng răng, mất thẩm mỹ.

Da khô: Nếu như bỗng dưng cảm thấy da khô hơn bình thường mặc dù đã bổ sung đủ nước thì bạn cũng nên cẩn trọng. Vì thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây khô da.
Móng tay yếu và dễ gãy: Canxi không chỉ có trong xương, răng mà còn xuất hiện trong cả móng tay. Canxi giúp móng khỏe mạnh, cứng cáp, phát triển bình thường. Nếu thiếu canxi sẽ có biểu hiện mềm móng, dễ gãy, móng biến dạng...
Chóng mặt: Khi canxi trong máu giảm thì tuyến cận giáp sẽ báo lên thần kinh trung ương là trong máu đang thiếu canxi. Khi đó, hệ thần kinh sẽ điều chuyển canxi trong xương ra bổ sung vào lượng canxi thiếu trong máu. Do đó, khi đứng dậy đột ngột, người thiếu canxi sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt nhưng rất nhanh chóng sẽ phục hồi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến canxi trong xương, gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp.
Gia tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt: Phụ nữ thiếu canxi sẽ thường gặp các vấn đề giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như: đau bụng, đau lưng, nổi mụn, đau cơ, đau đầu... Khi được bổ sung đủ canxi thì các triệu chứng này sẽ thuyên giảm.
Tính cách thất thường: Thiếu canxi dẫn đến suy nhược cơ thể, suy nhược hệ thần kinh. Đó là lý do tại sao người thiếu canxi sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay cáu gắt, trí nhớ suy giảm, tính cách thay đổi thất thường.
Cao huyết áp: Canxi giúp điều tiết hệ tim mạch hoạt động ổn định, đồng thời duy trì huyết áp. Thiếu canxi có thể khiến tim đập loạn nhịp dẫn đến cao huyết áp. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các vấn đề về dạ dày, đại tràng: Nếu thiếu canxi, axit trong dạ dày và polyp trong đại tràng có thể phát triển, gây hại cho các cơ quan này. Biểu hiện rõ ràng là thường xuyên đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Còi xương, chậm phát triển: Trẻ em thiếu canxi thường sẽ bị còi xương, chậm phát triển, hệ xương khớp phát triển không ổn định. Người lớn thiếu canxi có thể dẫn đến loãng xương, đau nhức xương khớp.
Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu Canxi là gì?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu canxi trong cơ thể:
- Suy dinh dưỡng do khẩu phần ăn hàng ngày không đủ canxi, thiếu Vitamin D hấp thụ canxi tốt hơn.
- Do rối loạn chuyển hóa canxi do rối loạn nội tiết tố, thiếu vận động…
Dù là với nguyên nhân nào thì tình trạng thiếu canxi cũng sẽ gây nên những hậu quả, những mệt mỏi không đáng có. Sự thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi người. Cụ thể như sau:
Thiếu nghiên cứu mới nhất của Viện Y tế Quốc gia tại Mỹ, hầu hết người trưởng thành có độ tuổi từ 19 – 50 tuổi đều phải được cung cấp đủ 1000mg canxi mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Thiếu canxi ở người lớn cũng thường xuyên gặp nếu không được đảm bảo hàm lượng cung cấp đầy đủ nhất.
Trong đó nước ta cũng là nước đang có hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn thấp, chỉ chiếm từ 50 – 60 % hàm lượng cần thiết. Tương đương với đó là 500-600mg mỗi ngày. Vì vậy tình trạng thiếu hụt canxi vẫn đang diễn ra đối với cơ thể mỗi người. Việc bổ sung từ 400 – 500 mg canxi mỗi ngày được xem là việc hết sức quan trọng trong khẩu phần ăn. Một số loại thực phẩm giàu canxi được khuyên dùng như: các loại cá, các loại sữa, các loại thực phẩm như hạt chia, hạnh nhân, quả sung khô, hạt hướng dương, cải ngồng, đậu nành non, cải xoăn, cải bẹ…
Khắc phục tình trạng thiếu Canxi
Cơ thể không thể tự tổng hợp được canxi mà cần bổ sung qua các nguồn bên ngoài. Ví dụ như sử dụng thực phẩm giàu canxi, tiêm hoặc truyền Canxi Nano vào cơ thể. Dưới đây là 2 cách bổ sung canxi an toàn và hiệu quả, được nhiều người sử dụng.
Bổ sung Canxi qua chế độ ăn hàng ngày
Canxi tồn tại trong các thực phẩm tự nhiên, do đó để bổ sung canxi cho cơ thể, trong chế độ ăn hàng ngày chúng ta nên có những thực phẩm giàu canxi. Một số thực phẩm giàu canxi như: phô mai, sữa chua, cá béo (cá mòi, cá hồi, cá ngừ...), các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn...), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, hạt hạnh nhân, óc chó...) và đậu nành.

Đây đều là những thực phẩm dễ tìm và có thể chế biến nhiều món nên hãy bổ sung hằng ngày để đảm bảo đủ canxi cho cơ thể.
Bổ sung Canxi qua thực phẩm chức năng
Nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể rất cao khoảng từ 800-1500mg, do đó để cung cấp được lượng canxi trên cơ thể cần phải ăn lượng lớn thức ăn. Đồng thời, nếu chỉ bổ sung canxi qua các loại thực phẩm thì rất khó để kiểm soát liều lượng, dễ dẫn đến thừa hoặc thiếu canxi.
Do đó nhiều người lựa chọn viên uống canxi để bổ sung. Các loại viên uống bổ sung canxi có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Dạng viên uống rất tiện lợi, dễ sử dụng, dễ bảo quản, có thể mang theo bên người, không cần chế biến cầu kỳ.
- Viên uống của các thương hiệu lớn được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đã có kiểm định chất lượng trước khi đưa ra thị trường nên rất an toàn cho sức khỏe, có thể yên tâm khi sử dụng.
- Hàm lượng canxi trong mỗi viên uống đã được cân đo cụ thể, đảm bảo cung cấp vừa đủ nhu cầu canxi của cơ thể, tránh tình trạng thừa hay thiếu.
- Ngoài bổ sung canxi, các viên uống này còn có thêm các khoáng chất như magie, kẽm, Vitamin D3... kết hợp với nhau giúp nâng cao sức khỏe.
Hiện nay, trên thị trường có một số loại viên uống bổ sung canxi được rất nhiều người ưa chuộng như: Viên uống bổ sung Canxi Ostelin của Úc, Canxi Golden Health, Kẹo dẻo bổ sung Canxi L’il Critters, Canxi Kirkland Signature, Canxi DHC của Nhật, canxi Bio Island... Nên tham khảo kỹ trước khi mua để chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Những lưu ý quan trọng khi bổ sung Canxi
Canxi là nguyên tố rất quan trọng với cơ thể. Việc bổ sung canxi để cơ thể phát triển toàn diện là điều rất cần thiết. Vậy bổ sung canxi như thế nào cho an toàn, đảm bảo sức khỏe và quan trọng là cơ thể hấp thu tốt nhất?
- Cần đa dạng chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể. Có hai hình thức bổ sung canxi là khẩu phần ăn và thực phẩm chức năng dạng viên nang.
- Bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh; hoặc cung cấp theo dạng viên uống đúng liều lượng, không lạm dụng để tránh các tác dụng phụ.
- Không nên sử dụng các chế phẩm từ vỏ hàu chưa sơ chế, hoặc san hô…vì đây là những thành phần chứa chì hoặc kim loại độc hại.
- Nếu kết hợp bổ sung sắt hoặc kẽm, kháng sinh thì cần uống trước hoặc sau khi bổ sung canxi khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
- Đảm bảo cung cấp Vitamin D cùng với canxi. Bởi Vitamin D là thành phần vitamin hỗ trợ hấp thu canxi một cách tốt nhất. Bạn có thể bổ sung thông qua ánh nắng mặt trời tự nhiên, chế độ ăn uống hoặc các loại vitamin tổng hợp.
- Bên cạnh việc bổ sung Vitamin D thi magie cũng là thành phần rất quan trọng cần được bổ sung. Cụ thể magie được khuyên dụng với tỷ lệ với canxi là 2-1. Ví dụ nếu bạn đang dùng 1000mg canxi thì lượng magie cần phải bổ sung là 500mg.
- Mỗi lần nên cung cấp khoảng 500mg, vì vậy để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng là 1000mg, bạn nên chia thành 2 lần mỗi ngày để hấp thụ tốt nhất.
Thiếu canxi rất dễ xử lý nếu phát hiện sớm. Nhưng nếu để lâu, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Vậy nên, hãy chú ý bổ sung canxi kịp thời để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!